Recent Posts

Ngày phụ nữ


Xin dành tặng bông hồng này cho người mẹ yêu quý của tôi, cho mẹ chồng tôi, Bột kem béo
cho em gái tôi, cho 2 bà nội ngoại, những người phụ nữ có quan hệ huyết thống với tôi, cho những người phụ nữ tôi đã được gặp và sẽ gặp trong cuộc đời. Bông hoa này là do tôi chụp sau khi tận hưởng hết hương sắc của nó và thực tâm muốn dành tặng nó cho những người phụ nữ tuyệt vời quanh tôi. Khi bạn nhìn ngắm một cây hoa hồng bạn sẽ thấy cả gai và cả hoa hồng, có người để cho hương sắc của hoa tràn ng
ập trong tâm hồn họ mặc dù thậm chí họ đã từng bị gai đâm chảy máu rất nhiều lần nhưng cũng có người mải để ý đến gai mà quên mất bông hoa đẹp. Bột làm kem tươi
Cách nhìn nhận sự việc là do chính mỗi người chúng ta không phải do gai hay do hoa hồng. Phụ nữ đẹp nhất là khi bị gai đâm nhưng vẫn luôn biết cách vươn lên để tận hưởng hương sắc của hoa. Tôi tin rằng mỗi người phụ nữ đều mang một vẻ đẹp riêng, không ai hơn ai cũng chẳng ai kém ai, chúng ta hãy cùng nhau tìm ra vẻ đẹp bên trong để phát huy để cùng nhau tỏa hương. Tôi muốn nói điều này với những người phụ nữ quanh tôi, bạn là bông hoa đẹp nhất mà tôi được thấy,tôi yêu bạn. Chúc phụ nữ chúng ta sẽ tìm ra được hương sắc thật sự của mình và tỏa hương .

Bột pha trà sữaCảm ơn mẹ vì đã vất vả sinh ra và nuôi nấng con nên người, con đang sống hạnh phúc hơn mỗi ngày. Đó là món quà con muốn dành tặng mẹ! Chúc mẹ luôn vui và khỏe mạnh để nhìn thấy con cái trưởng thành và sống hạnh phúc mỗi ngày.....

Mừng 8-3

Linh tinh 1

Chào buổi sáng! Chúc một ngày thật an vui và trọn vẹn với hiện tại đến cho tất cả mọi người trên thế gian! 
Cách đây hơn 2 năm đứng trước bàn thờ Phật nguyện " con nguyện sẽ tự giải thoát chính mình sau đó sẽ giúp đỡ những người khác cùng được giải thoát. Nếu người khác chưa thành Phật con nguyện chưa thành Phật! Những ngày này ước nguyện ấy cứ tràn về và mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Vẫn luôn nỗ lực để hiểu để hoàn thành ước nguyện nhỏ bé ấy. 
Sáng dậy sớm luyện khí, chào mặt trời và ngồi thiền. Cách đó mấy hôm trong đầu cứ xuất hiện ý nghĩ rằng chỉ giác ngộ về trí tuệ là chưa đủ, phải thiền thiền thiền mới trọn vẹn cứ loay hoay làm sao để có thể thiền đều đặn mỗi ngày thế mà vài ngày sau có cả một cộng đồng cùng thiền sáng dành cho mình tham gia. Hay nhỉ. Trời không phụ người có tâm....Biết ơn nhiều lắm! Bột pha trà sữa
Dạo này chả hiểu sao thích màu trắng ghê! 
Bạn muốn có thần thái? Hãy luyện khí! Bột kem béo
Nhưng trước khi luyện phải hiểu sâu sắc khí là gì? Cũng giống như để có thể quản trị năng lượng thì trước hết phải hiểu năng lượng là gì, mà để hiểu chỉ có cách duy nhất quan sát, suy ngẫm, trải nghiệm tự thân...rồi sau đó mới đến quản trị nhưng đó vẫn chưa phải là bước cuối cùng bước cuối sẽ là chả cần quản với thúc gì cả tự nó xảy ra không cần tác ý. Nhưng để đi đến bước cuối cùng là cả một hành trình dài gian nan. Quan trọng là tự biết được mình đang ở khúc nào quãng đường. Cố gắng cố gắng nhé! Bột làm kem tươi

Viết linh tinh dành cho mình !

Chuyện ba người thợ cùng xây 1 bức tường.

Có một người đến hỏi: “Các anh đang làm gì vậy?”
– Người thứ nhất lạnh lùng đáp: “Không thấy sao còn hỏi, chúng tôi đang xây tường.”
– Người thứ hai ngước lên mỉm cười trả lời: “Tôi đang xây một tòa nhà.”
– Người thứ ba vừa làm vừa ngâm nga bài hát gì đó, nụ cười của anh rất tươi: “Chúng tôi đang xây dựng một thành phố mới .“ Bột làm kem tươi
Mười năm sau.
Người thứ nhất vẫn là người thợ xây tường.
Người thứ hai trở thành một nhà thiết kế, thiết kế ra những ngôi nhà.
Còn người thứ ba? Anh ta làm chủ của hai người kia.
Qua câu chuyện ta có thể rút ra rằng:
1. Thái độ tiếp cận công việc phần lớn trong nhiều trường hợp mang tính quyết định sự nghiệp của bạn.
2. Nếu chưa là người vĩ đại thì hãy là người nhỏ bé làm việc với thái độ vĩ đại. Bột kem béo

ĐỊNH NGHĨA VUI VỀ CÁC MÔN HỌC

► Toán: Là một loại môn học dễ gây rối bời. Đôi khi 1 + 1 = 2, thi thoảng 1 + 1 = 10. Bạn đã học nhiều như vậy nhưng vẫn hoa mắt trước khả năng tính nhẩm siêu hạng của các chị bán cá.

► Văn: Là môn học mà học sinh có thể thị phi tơi bời và "chém gió" tả tơi: Hóa ra Xuân Diệu và Xuân Quỳnh không phải là anh em, Huy-gô và Huy Cận không hề có họ hàng, và "sống bằng ngòi bút" không có nghĩa là đi bán bút. Các nhà văn nhà thơ ngày xưa cũng dở Địa như mình (không biết "Gió bắt đầu từ đâu"), ôi vui thế!

► Vật lý: Môn học nghiên cứu sự rụng của táo và các loại quả khác. Học xong bạn đâm ra ghét quả lắc, nếu mày không lắc thì tao đã bớt được hẳn một chương! Hừm.

► Hóa học: Môn học đòi hỏi rất nhiều kỹ năng nấu ăn như: Bỏ cái này vào cái kia, đun, nấu, khuấy, lắc... rồi sau đó đổ tất cả ra vườn. Đó gọi là thí nghiệm.

► Lịch sử: Môn học dạy chúng ta yêu hòa bình. Vì mỗi lần chiến tranh, lại lòi ra thêm một vài bài nữa để học.

► Sinh học: Môn học nghiên cứu ruồi giấm và một số vật nuôi trong nhà khác. Tuy nhiên, nếu bạn hỏi một người lớn rằng "làm sao để có em bé", thể nào ta cũng được câu trả lời" Có con cò mang em bé đến và đặt lên cửa sổ", một phiên bản kinh dị hơn là: "Con được sinh ra từ nách".

(Nguồn: ST)

Ngồi kêu than, ước ao ích chi

Vẫn biết rằng không ai tính phí ước mơ nhưng thực tại vẫn là yếu tố chính để quyết định tương lai. Ngồi đó mộng tưởng thì ích chi, vậy mà xã hội vẫn không ít người mơ mộng hão huyền, ôm cây đợi thỏ - ngồi chờ sung rụng; chẳng chịu động chân động tay làm gì mà ngồi mộng tưởng vẽ ra một viễn cảnh may mắn từ trên trời rơi xuống. Đó phải chăng là nguyên nhân của một xã hội kém phát triển, một thế hệ lười biếng ỉ lại.
Một câu hỏi muôn thủa của đại đa số con người: bao giờ mới giàu!
Sống chẳng biết cân đối chi tiêu tiết kiệm, lười biếng không chịu làm việc, không chịu sử dụng cái đầu để tư duy mà chỉ dụng đầu để mơ tưởng. Ai cũng có thể trả lời câu hỏi đó: chẳng bao giờ có thể giàu nếu cứ ngồi đó mà mơ.
Từ xưa đến nay đã có rất nhiều tấm gương vượt khó thành công đáng để học hỏi nhưng ta lại luôn cho rằng họ gặp may hay được thừa hưởng một gia tài từ gia đình,... Xin thưa rằng may mắn do chính chúng ta tạo ra, đó chính là bí mật của may mắn. 

Dòng đời

Dòng đời xô đẩy ngược xuôi
Bôn ba bốn cõi chẳng nguôi lòng mình
Lâu lắm mới lại có thời gian viết blog, có lẽ từ khi đi làm mình đã phải đánh đổi nhiều thứ hơn. Cuộc đời vốn là một chuỗi các đánh đổi, được mất, hơn thua,... và khi đi làm ta phải đánh đổi thời gian đọc sách lấy thời gian làm việc, thời gian vui chơi lấy thời gian làm thêm,... Nếu chúng ta không biết cân bằng cuộc sống thì chính hiện tại đang giết chết tương lai tươi sáng của mình.
Một thời gian đầu khi đi làm tôi đã cảm thấy rất mệt mỏi khi bắt đầu một môi trường mới với nhịp sống và thời gian biểu khác hẳn trước đây khi còn đi học. Và rồi dần dần tôi cũng bắt nhịp được với cuộc sống mới.
Đôi lúc tôi tự hỏi lòng mình: nếu mỗi ngày trôi qua đều như thế này thì cuộc đời của mình sẽ trôi đến đâu, tương lai sẽ như thế nào, mục đích cuộc sống của mình là gì,... vô vàn câu hỏi được đặt ra để rồi lại đưa tôi đến tâm trạng chán chường vô phương hướng. Vẫn biết rằng: niềm đam mê + nhiệt huyết = thành công  nhưng sao tôi thấy nó mù mịt quá chừng. 

Thiên cao địa hậu - Trời cao đất dày

Thể của trời thì rất cao, hư không tròn trịa không dò được, khuếch đại vô biên, không gì không che, không gì không chứa, bắt đầu vạn vật mà không cậy đức, ban ơn cho vạn vật mà không mong báo đáp, con người tôn kính là vì đó, con người coi thường cũng là vì đó, con người cảm kích mà yêu cũng là vì đó, con người chửi rủa cũng là vì đó, sự yêu ghét xấu đẹp của con người, sự hung ngoan lành thuận, đều để mặc tự nhiên mà không tính toán.
Thế của đất rất dày, ở thấp mà cư xử khiêm hạ, không vật gì không chở, không vật gì không nuôi, lớn như Thái Sơn Tung Sơn, rất nặng mà vẫn có thể chở, sông nước biển hồ mạnh mẽ cũng có thể thụ nhận, cây cối thảo mộc xuyên vào mà vẫn chịu đựng được, phi cầm tẩu thú bước lên mà có thể thuận theo, toàn bộ các thứ bẩn thỉu và khinh thường đều không biết đến.
Ta xem điều đó, bèn ngộ ra Đạo hiệu thiên pháp địa . Người mà tính cách có thể độ lượng khoan dung, không vật gì không dung, giúp người già thương kẻ nghèo, phù nguy cứu khốn, thi đức không mong báo, cói oán mà không kết, ta người như nhau, đây đó như một, thì có thể giống như trời. Người mà tính cách có thể nhu nhược tự hạ, khiêm ti tự xử, không chút nóng nảy, trừ hết tính nóng, bị chửi mà không giận, bị lăng nhục mà không hiểu, gian nan khốn khổ tùy thời, tật bệnh tai hại thuận thụ, toàn bộ đại hiểm đại nguy, những cảnh ngộ không thuận lợi, đều không có lòng phiền não oán ưu, thì có thể sáng ngang với đất. Cao thì bắt chước trời, thấp thì bắt chước đất, thì hợp đức cùng trời đất mà trường cửu cùng trời đất vậy
(Ngộ Đạo Lục - Lưu Nhất Minh)

Sức mạnh của niềm tin (Chiếc lá cuối cùng)

Vậy nên chẳng mấy chốc cánh nghệ sĩ đổ xô đến ngôi làng Greenwich cổ kính kì quặc đó, săn tìm những cửa sổ phía Bắc, những đầu hồi thế kỉ thứ mười tám và những căn phòng áp mái kiểu Hà Lan với giá thuê rẻ. Rồi họ nhập khẩu vài cái xô chậu đúc bằng hợp kim chì và thiếc, một hoặc hai cái bếp lẩu từ đại lộ Thứ Sáu rồi hình thành nên "khu hoạ sĩ". Bột kem béo
Áp mái tòa nhà gạch ba tầng thấp tịt, Sue và Johnsy có một xưởng vẽ. Johnsy là tên gọi thân mật của Joanna. Một người từ Maine đến, còn người kia đến từ California.

Họ gặp nhau tại Table d'hôte trong tiệm Delmonico trên phố Thứ Tám và nhận thấy có cùng sở thích về nghệ thuật, về món salad rau diếp, về kiểu ống tay áo ngoài rộng và hợp nhau đến nỗi kết quả là một xưởng vẽ chung ra đời. Bột làm kem tươi

Dạo ấy là vào tháng Năm. Tháng Mười Một, gã khách lạ chưa hề được thấy mặt, lạnh lẽo, mà bác sĩ gọi là gã Viêm Phổi, rình rập đến khu họa sĩ, thỉnh thoảng vươn những ngón tay lạnh buốt của mình chạm vào ai đó. Khắp mạn Ðông, kẻ hủy diệt ấy hùng dũng bước đi, quật ngã hàng chục nạn nhân; nhưng khi qua những "biệt khu" đầy rêu và những con phố hẹp loằng ngoằng, bàn chân gã bước đi dè dặt.

Ngài Viêm Phổi không thuộc hàng chính nhân quân tử. Một phụ nữ mảnh mai, máu kiệt dần bởi những cơn gió Tây miền California khó có thể là đối thủ chính đáng của gã đần có nắm đấm đỏ, thở dốc, già nua kia. Nhưng gã vẫn quật ngã Johnsy; cô nằm, hầu như không động đậy trên chiếc giường sắt sơn của mình, nhìn qua những ô kính cửa sổ nhỏ kiểu Hà Lan lên bức tường trống trơn của ngôi nhà gạch đối diện.

Sáng nọ, ông bác sỹ có đôi mày rậm, đốm bạc gọi Sue ra hành lang.

- Ta có thể nói cơ hội sống của cô ấy chỉ còn lại một phần mười, - ông nói khi lắc nhiệt kế để thủy ngân hạ xuống. - Nhưng cái phần đó còn phụ thuộc vào việc cô ấy có muốn sống nữa hay không. Cái kiểu con người cứ sắp hàng bên cạnh ông chủ nhà hòm như thế thì thuốc men cũng chẳng có nghĩa lí gì. Cô bạn bé nhỏ của cô đã nghĩ rằng mình sẽ không bình phục nữa. Cô ấy có điều gì vướng mắc trong đầu không?

- Bạn ấy - bạn ấy mong ước có ngày vẽ được vịnh Naples - Sue đáp.

- Vẽ ư? Hừ! Cô ấy không có điều gì đáng để bận tâm gấp bội lần hơn ư? - một chàng trai, chẳng hạn?

- Một chàng trai à? - Sue nói, cao giọng như thể tiếng đàn chợt buông dây - Một người đàn ông thì tốt ư? Nhưng, không, thưa bác sỹ, không có chuyện đó đâu.

- À, vậy ra chỉ tại yếu thôi - bác sỹ nói - Tôi sẽ cố hết sức chữa chạy bằng tất cả vốn liếng y học của mình. Nhưng một khi bệnh nhận bắt đầu tính có bao nhiêu xe dự tang lễ của mình thì tôi phải trừ đi năm mươi phần trăm công hiệu cứu chữa của thuốc men. Nếu cô có thể làm cho cô ấy hỏi về những mốt mới mùa đông, tay áo chẳng hạn, thì tôi chắc trong mười phần cô ấy đã khá lên hai thay vì một như bây giờ.

Sau khi bác sĩ ra về, Sue vào phòng làm việc, khóc ướt đẫm cả chiếc khăn Nhật. Rồi cô bình tĩnh mang bảng vẽ vào phòng Johnsy, miệng huýt sáo một điệu nhạc Jazz.

Johnsy nằm, quay mặt về phía cửa sổ, tấm chăn trên người hầu như không gợn vết nhăn nào. Sue ngừng huýt sáo bởi tưởng bạn đã ngủ.

Cô dựng bảng vẽ và bắt đầu vẽ bức minh họa cho câu chuyện tạp chí bằng bút sắt. Những họa sĩ trẻ phải lát con đường đến nghệ thuật bằng các bức tranh minh họa cho những truyện trên tạp chí do các cây bút trẻ đã lát xuống để đến với văn học.

Khi Sue đang vẽ phác chiếc quần dài cưỡi ngựa trang nhã và chiếc kính một mắt cho nhân vật chính của truyện, anh chàng cao bồi Idaho, thì cô nghe có tiếng thì thầm lặp đi lặp lại nhiều lần. Cô bước vội đến bên giường.

Mắt Johnsy mở to. Cô đang nhìn ra cửa sổ và đếm - đếm lùi lại.

- Mười hai, - cô đếm, ngừng một lát, - "mười một", rồi "mười", "chín"; rồi gần như cùng một lúc "tám" và "bảy".

Sue lo lắng nhìn ra ngoài của sổ. Ðếm cài gì ở ngoài đó? Trong tầm mắt chỉ có một cái sân trơ trụi, ảm đạm và bức tường trống trơn của ngôi nhà gạch cách chừng sáu mét. Một dây trường xuân già, rất già, gốc cong queo và mục nát, leo đến giữa bức tường gạch. Hơi thở lạnh lẽo của mùa thu đã bứt lá của nó ra khỏi thân cho đến lúc chỉ còn trơ đám cành cây gần trụi hết lá bám vào những viên gạch nẻ sứt.

- Cái gì vậy hả bạn? - Sue hỏi.

- Sáu - Johnsy nói như thể là tiếng thì thào - Giờ thì chúng rụng nhanh hơn. Ba hôm trước phải gần cả trăm. Nó làm đầu mình phát đau lên khi đếm. Nhưng bây giờ thì dễ rồi. Một chiếc nữa đã đi. Giờ chỉ còn năm.

- Năm cái gì hả bạn? Nói cho Sudie của bạn biết đi.

- Những chiếc lá. Trên cây trường xuân. Khi chiếc cuối cùng rơi, chắc mình cũng ra đi. Mình biết điều đó đã ba ngày nay. Bác sĩ không nói gì với bạn sao?

- Ồ, mình không nghe những chuyện nhảm nhí như vậy đâu - Sue trách với vẻ ân cần quả quyết - Mấy chiếc lá trường xuân già đó thì có liên quan gì đến việc bạn bình phục kia chứ? Tại bạn quá yêu các dây leo ấy, thế đấy, bạn hư quá. Ðừng có nói dại nữa! À, sáng nay bác sỹ bảo mình rằng cơ hội bình phục nhanh của bạn là - để mình nhớ chính xác lời ông ấy - ông nói cơ hội chiếm đến chín phần mười! À, đấy là cơ hội gần chắc chắn như khi chúng ta đi ô tô hay đi bộ vượt qua một tòa nhà mới ở New York. Bây giờ hãy cố ăn tí cháo và để Sudie quay lại với bức vẽ, có thế thì bạn ấy mới có thể bán cho người biên tập rồi mua rượu vang port cho cô bé ốm yếu của bạn và lườn lợn cho cái bụng háu ăn của bạn ấy.

- Bạn không cần phải mua rượu vang nữa đâu - Johnsy nói, mắt vẫn nhìn ra ngoài cửa sổ - Một chiếc nữa rơi rồi. Không, mình không muốn ăn cháo tí nào. Chỉ còn bốn chiếc lá. Mình muốn xem chiếc cuối cùng rụng trước khi trời tối. Rồi mình cũng sẽ đi theo.

- Bạn Johnsy yêu quý ơi - Sue cúi người xuống nói - bạn có hứa với mình là sẽ nhắm mắt và không nhìn ra ngoài cửa sổ cho đến khi mình làm xong việc không? Mình phải nộp mấy bức này vào ngày mai. Mình cần ánh sáng, nếu không thì mình đã buông rèm xuống.

- Bạn không thể vẽ ở phòng khác sao? - Johnsy hờ hững hỏi.

- Mình thích ở đây, bên bạn - Sue đáp - Hơn nữa mình không muốn bạn cứ dán mắt vào những chiếc lá trường xuân ngớ ngẩn ấy.

- Khi nào bạn xong thì báo ngay cho mình nhé - Johnsy nói, nhắm mắt lại và nằm im, tái nhợt như một pho tượng đổ - bởi vì mình mình muốn xem chiếc lá cuối cùng rụng. Mình mệt mỏi vì chờ đợi. Mình rã rời vì suy nghĩ. Mình muốn tháo tung mọi thứ ràng buộc và dong buồm lướt đi, lướt đi tựa như một trong những chiếc lá mòn mỏi đáng thương kia.

- Hãy cố ngủ đi - Sue nói - Mình phải mời ông lão Behrman lên làm mẫu bức người thợ mỏ già khắc khổ. Mình sẽ đi một chốc thôi. Ðừng cố di chuyển cho đến khi mình quay lại.

Ông lão Behrman là họa sĩ sống ở tầng trệt bên dưới nhà họ. Lão đã ngoài sáu mươi, có bộ râu xoăn như bức tượng Moses của Michael Angelo, lượn như tóc từ đầu của thần Satyr xuống thân hình một con quỷ nhỏ. Behrman không thành công trong nghệ thuật. Ðã bốn mươi năm múa bút mà lão chưa hề chạm tới được gấu áo Nữ thần của mình. Lão luôn ấp ủ ý định vẽ một kiệt tác, nhưng vẫn chưa bắt đầu. Suốt nhiều năm nay, lão chẳng vẽ được gì ngoại trừ thỉnh thoảng làm mấy đường quảng cáo hay chào hàng. Lão kiếm được ít tiền bằng cách ngồi mẫu cho mấy nghệ sĩ trẻ trong khu "hoạ sĩ" ấy, những người không đủ tiền thuê người mẫu chuyên nghiệp. Lão uống Gin quá độ, nhưng vẫn nói về kiệt tác sắp vẽ của mình. Còn những lúc khác, lão là một lão già nhỏ thó hung tợn, luôn chế nhạo tính nhu mì của bất kì ai và luôn tự xem mình như loại khuyển đặc biệt, canh phòng bảo vệ hai nghệ sĩ trẻ ở xưởng vẽ bên trên.

Sue tìm thấy lão Behrman nồng nặc mùi rượu dâu nặng trong cái hang mờ tối của lão bên dưới. Trong góc phòng, một tấm vải trống, căng sẵn trên giá, vẫn đợi suốt hai mươi lăm năm nay chờ nét vẽ đầu tiên của bức kiệt tác. Cô kể cho lão nghe ý nghĩ lạ lùng của Johnsy và cái cách bạn ấy thực sự đuối đi, sắp lìa tung như một chiếc lá bay xa khi sự níu giữ mỏng manh của bạn ấy với thế giới này ngày một yếu hơn.

Lão Behrman, đôi mắt đỏ ngấn lệ, oang oang biểu lộ sự khinh thường và công kích của mình trước chuyện tưởng tượng ngu ngốc như thế.

- Chà! Trên thế gian này còn có người ngốc đến độ muốn chết vì những chiếc lá lìa xa cái dây leo vớ vẩn kia ư? Ta chưa bao giờ nghe chuyện nào như thế cả. Không, ta sẽ không ngồi làm mẫu lão già đần độn khắc khổ ù lì của cô đâu. Sao cô lại để cái chuyện ngu ngốc ấy chui vào óc của cô ta? Ôi, tội nghiệp thay cho Johnsy bé bỏng.

- Bạn ấy ốm yếu lắm - Sue nói - và sốt đã làm đầu óc bạn ấy đâm bệnh hoạn, đầy rẫy những ý tưởng hoang đường. Thôi được, bác Behrman à, nếu bác không ngồi mẫu cho cháu thì cũng chẳng sao. Nhưng cháu nghĩ bác là một lão già cục cằn, ba hoa, lọm khọm.

- Cô đúng là đồ đàn bà! - lão Behrman hét lên - Ai bảo ta không ngồi mẫu? Ði nào. Ta đi cùng cô. Ta đã nói suốt nửa tiếng đồng hồ rằng ta sẽ làm mẫu rồi cơ mà. Lạy Chúa! Ðây không phải là nơi để một người tử tế như cô Johnsy nằm dưỡng bệnh. Hôm nào đó ta sẽ vẽ kiệt tác đó và tất cả chúng ta sẽ giã từ chốn này. Lạy Chúa! Ðúng đấy.

Johnsy đang ngủ khi hai người lên gác. Sue kéo rèm xuống che kín cửa sổ rồi ra hiệu cho lão Behrman sang phòng bên. Ở đấy, họ lo lắng nhìn ra cửa sổ, về phía cây trường xuân. Rồi hai người im lặng nhìn nhau một lát. Một cơn mưa lạnh, dai dẳng lẫn với tuyết đang rơi. Vận chiếc sơ mi xanh cũ, Behrman ngồi trên cái ấm lật úp, giả làm hòn đá trong tư thế người thợ mỏ khắc khổ.

Sáng hôm sau, Sue thức giấc sau khi chợp mắt được một tiếng đồng hồ, cô bắt gặp đôi mắt mở to, vô cảm của Johnsy nhìn trân trân vào tấm rèm xanh nơi cửa sổ.

- Kéo hộ nó lên đi,  mình muốn nhìn - cô thì thào giục.

Sue miễn cưỡng nghe lời.

Nhưng, kìa! Sau một đêm mưa quật, gió mạnh lồng lộng không ngớt, trên bức tường gạch kia chiếc lá trường xuân vẫn đứng nương vào vách. Ðấy là chiếc lá cuối cùng. Vẫn xanh thẫm nơi gần cuống lá, nhung quanh rìa đã ngả màu vàng sẫm và hư hoại; chiếc lá vững chãi bám chắc vào cành cây cách mặt đất chừng sáu mét.

- Ðấy là chiếc lá cuối cùng - Johnsy nói - Mình tưởng chắc nó đã rơi đêm qua rồi. Mình nghe tiếng gió. Hôm nay chắc nó sẽ rơi và lúc ấy mình cũng sẽ chết.

- Bạn yêu quý - Sue nói, mặt hốc hác cúi xuống gối - nếu bạn không nghĩ về bản thân thì hãy nghĩ đến mình. Mình biết làm gì bây giờ?

Nhưng Johnsy không trả lời. Trên cõi đời này, cái cô độc nhất là một linh hồn đang chuẩn bị sẵn sàng để đi xa trên hành trình bí ẩn của nó. Ý nghĩ đó dường như chế ngự cô mạnh hơn khi từng tí, sợi dây ràng buộc cô với tình bạn, với thế gian này đang chùn ra.

Ngày trôi qua và ngay đến khi trong ánh hoàng hôn họ vẫn còn thấy chiếc lá trường xuân cô đơn bám chặt lấy thân cây tựa trên bờ vách. Và rồi khi bóng đêm tràn đến, gió bắc lại lồng lên trong lúc mưa vẫn nặng hạt quật vào cửa sổ, rơi xuống từ mái hiên thấp kiểu Hà Lan.

Lúc trời vừa hửng sáng, Johnsy tàn nhẫn yêu cầu kéo rèm lên.

Chiếc lá trường xuân vẫn còn đó.

Johnsy nằm nhìn nó hồi lâu. Lát sau cô gọi nhẹ Sue, đang nấu cháo gà cho cô trên cái bếp ga.

- Mình đúng là đồ tệ thật Sudie à - Johnsy nói - Cái điều đã khiến chiếc lá cuối cùng kia nằm đấy đã cho mình thấy mình là kẻ nhẫn tâm như thế nào. Muốn chết là tội lỗi. Bây giờ bạn cho mình xin một tí cháo, ít sữa có pha tí rượu vang, và... khoan đã, đưa cho mình chiếc gương tay trước rồi sắp mấy cái gối quanh mình, mình sẽ ngồi dậy xem bạn nấu.

Một giờ sau cô nói:

- Sudie à, hôm nào đó mình hy vọng sẽ vẽ vịnh Naples.

Buổi chiều bác sỹ đến, khi ông về, Sue kiếm cớ để theo ra hành lang.

- Thoát rồi - bác sỹ nắm bàn tay gầy guộc run run của Sue và nói - Bằng tài chăm sóc khéo léo, cô đã chiến thắng. Bây giờ tôi phải đi thăm một ca khác ở dưới lầu. Behrman, tên ông ấy... tôi chắc đó là một nghệ sĩ. Cũng bị viêm phổi. Ông ấy đã già yếu mà bệnh tình thì lại nguy kịch. Không còn hi vọng, nhưng hôm nay ông ấy sẽ nhập viện để được chăm sóc kỹ càng hơn.

Hôm sau bác sỹ bảo Sue:

- Cô ấy đã qua cơn hiểm nghèo. Cô đã thắng. Bây giờ chỉ cần bồi dưỡng và chăm sóc chu đáo, thế thôi.

Chiều hôm ấy Sue đến bên giường, nơi Johnsy đang nằm bình thản đan nhì nhằng chiếc khăn choàng len xanh thẫm và choàng tay ôm lấy người Johnsy với cả đống gối.

- Mình có chuyện kể đây, chuột bạch này - cô nói - Hôm nay, bác Behrman mất vì viêm phổi ở bệnh viện. Bác chỉ ốm có hai ngày. Sáng hôm đầu tiên, người gác cổng đã thấy bác quằn quại đau trong phòng của bác nơi tầng trệt. Giày và quần áo bác ướt sũng, lạnh băng. Họ không thể hình dung bác đã ở đâu vào cái đêm khủng khiếp như thế. Rồi khi họ tìm thấy chiếc đèn lồng, hãy còn sáng và cái thang đã bị kéo khỏi chỗ của nó, mấy chiếc bút lông vương vãi và một bảng pha mầu với xanh vàng hòa lẫn, và... nhìn ra cửa sổ kia, bạn, chỗ chiếc lá trường xuân cuối cùng ấy. Bạn không ngạc nhiên là tại sao nó chẳng hề rung rinh hay di chuyển khi gió thổi? Ồ, bạn thân thương ơi, đấy là kiệt tác của bác Behrman... bác vẽ nó ở đó vào cái đêm chiếc lá cuối cùng rơi.
(O.Henry)

Nhật ký anh chàng độc thân kỳ quặc


2h sáng: Vo ve vo ve. Cái lỗ thủng trên màn to bằng nắm tay, muỗi vào thả giàn, ghét mấy con muỗi không tả được, hôm nay mới tả được. Cố gắng bắt một con to nhất, ru ngủ cho nó, rồi ngồi kêu vo ve bên tai. Con muỗi mắt thâm quầng, lảo đảo bay đi...

4h sáng: Tén ten tẻn tèn ten. Có tin nhắn. Giật mình thức giấc. “... tắt đèn sớm, nhớ uống thuốc ngủ nhé...". Được quan tâm hạnh phúc đến phọt nước mắt...

7h: Quáng quàng dậy, hôm nay phỏng vấn ở công ty mới, lần mần nghĩ đến đợt thử việc trước ở công ty nọ, trong giấy báo trúng tuyển có ghi “Chỉ đeo cà vạt”, thế mà lúc đến thấy chúng nó còn mặc cả quần áo. Bị đuổi trong nhõn một ngày, nghĩ đến mà rùng cả mình...

8h: Hối hả đến nơi, rồi cũng đợi được đến lúc vào phỏng vấn, ông già nhăn nhở hỏi "Quan hệ với đồng nghiệp?", lạnh lùng trả lời: "Tuần 2 lần, tuần khỏe có khi 3 lần", ông già trợn mắt, chắc tiếc cái tuổi thanh xuân.

10h: Đọc báo "Chen lấn lên xe, 2 thanh niên tử nạn", nhìn kĩ lại thì đúng cái bến xe buýt hôm qua mình đi, đúng số hiệu xe ấy, đúng 2 cái đứa bị mình ủn xuống lúc xe sau chờ tới, thật trùng hợp...

12h trưa: Cơm. Sao bây giờ cái gì cũng có chất bảo quản, lẳng lặng gọi về cho bu xin ít rau củ cải thiện: "bu nhớ gửi cho con cái loại toàn phân tươi í nhé, ăn phân hóa học sợ lắm...", bu già ậm ờ, không biết có nghe rõ không, thương bu già thắt ruột.

14h chiều: Đi họp phụ huynh cho thằng cháu, nghe bác hội trưởng phăm phăm phát biểu: "Tôi đánh giá lớp ta, các cháu trai ai cũng có tinh, thần ấy là cái tinh thần học tập", tỉnh dậy nước dãi vòng quanh mép, lớp chỉ còn lác đác vài người...

17h chiều: Tắc đường, nan hoa cắm đầy vành, đầu lênh láng tóc. Đứng im hít khói xe nhám phổi, lắp cánh bay thì sợ quýnh dây điện chết còn đau đớn gấp bội. Cam chịu cam chịu...

20h: Trà đá, thấy một thằng choai choai đi xe Wave tàu, giật túi của chị lao công rồi phóng vèo qua chỗ mình, tiện cốc trà đá tạt thẳng vào mặt nó. Thằng choai choai cắm đầu vào cột điện, mình đứng dậy bỏ đi, phần vì ngại lên báo, phần vì cảm thấy trên đời còn nhiều việc anh hùng hơn thế. Lúc sau chạy ra xem, vẫn thấy chị lao công đứng bải lải: "Thằng khốn nạn nào tạt nước vào mắt con bà...".

22h: Giặt quần áo. Nhớ hồi xưa ba hay nói, nếu con chăm chỉ, con sẽ có tất cả. Đúng là sau này có thật, 2 đôi tất. Một đôi gọi là Tất Cả, to hơn, đôi bé gọi là Tất Thứ, để đi luân phiên trong 6 cái mùa đông.

23h: Xem tivi, chẳng hiểu chương trình nói về cái gì, chỉ biết mang máng anh Vương nào đấy làm mất nỏ thần của cơ quan, không báo công an, cũng không kêu tài vụ xuất tiền mua đền cái khác, lẳng lặng bỏ trốn cùng con gái. Trộm nghĩ về cái tính vô trách nhiệm của người ta...

Lại đêm, ném cái dép sang mái nhà hàng xóm, ồn ào, nghe loáng thoáng "... 1h rồi mà không cho người ta ngủ à...", chỉnh lại đồng hồ rồi thiếp đi lúc nào không hay...
(ST internet)

Buồn ơi trong đêm nay


Con người ta thật lạ, khi mất đi một thứ gì đó ta mới chợt nhận ra nó thật sự quý giá với mình, mới thấy rằng mình rất cần nó. Nhưng khi nó đang ở bên ta thì ta lại quên béng mất sự hiện hữu của nó; ta luôn chạy ra ngòai tìm kiếm những thứ vốn không thuộc về ta nhưng ta lại cho đó là những thứ cần với ta. Tình cảm là một thứ thật sự khó để mất đi và cũng khó để phục hồi khi đã đánh mất. Và giờ đây ta đang khóc, khóc vì những thứ đã qua, khóc vì sự cô đơn trong không gian tĩnh mịch của màn đêm.

- Copyright © Vô Danh - Blog cá nhân và những bài chém gió -DAIHUYEN- Powered by Blogger - Designed by Johanes Djogan -